Đà Nẵng thân thương
Thành viên leo núi cấp 6

Ngũ Hành Sơn: Kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ giữa lòng Đà Nẵng

Quận Ngũ Hành Sơn 09/09/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Ngũ Hành Sơn vẫn thường được ví như chốn bồng lai tiên cảnh với nhiều điểm tham quan đẹp, mang đậm giá trị tâm linh, lịch sử cũng như văn hóa dân tộc. Nằm bên trong thành phố Đà Nẵng năng động, vẻ đẹp của ngọn núi càng có giá trị thu hút hơn bao giờ hết.

Ngũ Hành Sơn
Vẻ đẹp kỳ vĩ của Ngũ Hành Sơn đem đến những cảm nhận đặc biệt trong lòng khách tham quan.

Giới thiệu về Ngũ Hành Sơn

Ngũ Hành Sơn ở tại số 81 đường Huyền Trân Công chúa, Đà Nẵng. Đây là một trong những điểm đến du lịch phổ biến tọa lạc 8km về phía Đông của trung tâm thành phố. Nhờ sở hữu vị trí thuận lợi, nơi đây đã trở thành địa điểm du lịch được ưa thích trên hành trình tham quan các vùng đất lịch sử và di sản của khách du lịch.

Vẻ đẹp kỳ vĩ của Ngũ Hành Sơn đem đến những cảm nhận đặc biệt trong lòng khách tham quan gần xa, khi thiên nhiên trao tặng một cách tình cờ đã tạo nên một khung cảnh tuyệt mỹ.

Ngũ Hành Sơn nằm ở rìa phía Bắc Trường Sơn Nam, được hình thành từ những khối núi đá vôi. Đá vôi Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới nhiều nắng, nhiều mưa và mưa rất to nên đá vôi bị hòa tan tạo ra những kỳ quan hết sức độc đáo.

Đây là thông tin về giá vé tham quan

Tham quan ngọn Thủy Sơn:

  • Người lớn: 40.000 VND/người
  • Học sinh, sinh viên: 10.000 VND/người
  • Trẻ em dưới 1 tuổi: Miễn phí

Tham quan động Âm Phủ:

  • Người lớn: 20.000 VND/người
  • Học sinh, sinh viên: 7.000 VND/người
  • Trẻ em: Miễn phí
  • Sử dụng thang máy để tham quan Ngũ Hành Sơn (đi lên và đi xuống): 30.000 VND/người
  • Thuê hướng dẫn viên: 50.000 VND/người

Tuy nhiên nơi đây mang một vẻ đẹp đặc biệt, Ngũ Hành Sơn thường ở trên các đỉnh núi cao nên trong lòng động hầu như không có các cột thạch nhũ treo lũng lẳng từ trên trần động xuống hay xuất hiện trên khắp nền động. Nóc động thường có những lỗ hổng thông với phía bên ngoài. Do đó hang động tại đây thường rộng rãi và nền động bằng phẵng. Động Huyền Không được xem là một minh chứng điển hình.

Nguồn gốc tên gọi Ngũ Hành Sơn

Từ lâu dân ta đã chịu ảnh hưởng sâu sắc từ hán học Trung Hoa nên thắng cảnh Ngũ Hành Sơn có rất nhiều tên gọi trước đây như Ngũ Uẩn Sơn, Phổ Đà Sơn và Bạch Hoa Ngũ Chỉ nghĩa là năm ngón tay vì đứng trên nhìn xuống nó giống bàn tay khổng lồ ấn 5 ngón xuống đất. Vào năm 1825 Vua Minh Mạng vi hành đến đây, dựa vào cấu tạo năm ngọn núi theo phương vị Ngũ Hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) và từ đó đặt tên là Ngũ Hành Sơn.

Ngũ Hành Sơn
Ngũ Hành Sơn được hình thành từ những khối núi đá vôi.

Người Pháp gọi là núi cẩm thạch, người dân địa phương thì gọi với một tên rất quen thuộc và cũng không kém phần thơ mộng đó là hòn Non Nước. Các ngọn núi phía Bắc gọi là núi chùa (Thủy Sơn), hòn phía Đông là núi mồng gà (Mộc Sơn), hòn phía Tây Bắc gọi là núi đá chồng (Thổ Sơn), hòn phía Tây là núi Đùng (Kim Sơn) và còn lại hòn phía Nam là núi Ông Chài (Hỏa Sơn).

Năm ngọn núi tại Ngũ Hành Sơn

Kim Sơn

Kim Sơn nằm ở giữa Hỏa Sơn và Thổ Sơn và nằm sát bên dòng sông Trường nối dài với sông Hàn. Bên cạnh Kim Sơn chính là chùa Quan Âm cổ kính cùng động Quan Âm tĩnh mịch.

Núi Kim Sơn hình tròn, giống chiếc chuông khổng lồ úp sấp, sườn núi phía Tây dựng đứng, có nhiều thớt đá nhô lên thành từng sọc, từng tầng, hướng lên trời trông giống như những chiếc chông nên được gọi là hòn Chông. Sườn núi phía Tây cây cối mọc chen chúc giữa các hốc đá. Trên ngọn núi có một hòn đá nhô lên cao gọi là hòn Phật, mũi đá nhọn gọi là Kim Vọng (đài quan sát của Kim Sơn).

Ngũ Hành Sơn
Ngũ Hành Sơn đã trở thành địa điểm du lịch được ưa thích trên hành trình tham quan các vùng đất lịch sử và di sản của khách du lịch.

Trong chiến tranh, vì đặc điểm núi này có mặt bằng tương đối, địch đã bố trí ở đây một sân bay trực thăng dã chiến với một trung đội lính Mỹ. Máy bay có nhiệm vụ oanh kích để yểm trợ mỗi khi quân Mỹ ngụy đi càng quét nhiều nơi mà chúng nghi ngờ là căn cứ cách mạng.

Tại đỉnh núi này chúng đặt súng k57 có gắn hồng ngoại tuyến để kiểm soát một vùng rộng lớn trên địa bàn Hòa Hải ban đêm lẫn ban ngày. Trong chiến dịch X2, đúng 4h sáng ngày 23/8/1968, đồng chí Lê Tô, xã đội trưởng xã Hòa Hải đã tiếp cận được đỉnh Kim Sơn, dùng thủ pháo đánh sập hệ thống hồng ngoại tuyến và ổ súng k57, tiêu diệt cả trung đội Mỹ. Sau đó đồng chí lăn mình xuống núi thì trời vừa sáng, tuy có bị thương do va đập vào đá nhưng anh đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ và dành thắng lợi hoàn toàn.

Mộc Sơn

Mộc Sơn nằm ở hướng Đông Nam và song song với Thủy Sơn, tuy nhiên nơi này lại có không quá nhiều cây cối. Theo lịch sử ghi lại ngày xưa núi dựng đứng và kỳ vĩ, những chồng đá trắng nhỏ nhô lên vô cùng sống động. Theo thời gian, sườn núi tại phía Bắc và  Nam bị đào xới nhiều nên nơi đây bị lồi lõm không đồng đều.

Không có ngôi đền nào trên ngọn núi này, chỉ có một khối đá cẩm thạch trắng trông giống như một người đang ngồi. Được người dân địa phương gọi là Bà Mụ hoặc Bà Quan Âm.

Dưới đỉnh núi 10m có tượng một người đàn ông lớn bằng đá chạy ngang qua phía nam. Trên núi có một cái hang nhỏ, được cho là của một người phụ nữ tên là Trung Trung, nên nó được đặt tên là hang Bà Trưng. Trong hai cuộc kháng chiến chống lại các quan chức Pháp và chống Mỹ và người dân địa phương thường đến đây để tránh máy bay của địch.

Thủy Sơn

Thủy Sơn có diện tích khoảng 15ha và cao tới 160m, có 3 đỉnh nằm ở 3 tầng như ngôi sao Tam Thai nên núi còn mang tên khác là núi Tam Thai:

  • Thượng Thai: Núi cao nhất, sở hữu nhiều công trình đồ sộ như chùa Tam Thai, chùa Từ Tâm, khu Hành Cung, Vọng Giang Đài, động Hoa Nghiêm…
  • Trung Thai: Thấp hơn Thượng Thai một chút, có những kỳ quan như Cổng Vân Căn Nguyệt Quật, động Thiên Phước Địa, động Thiên Long…
  • Hạ Thai: Núi thấp nhất của Thủy Sơn, nơi có chùa Linh Ứng, tháp Xá Lợi, Vọng Hải Đài và động Tàng Chơn…

Du khách tham quan khi ghé đây có thể đi bằng hai con đường: cổng phía Tây của núi gồm có 156 bậc tam cấp dẫn đến chùa Tam Thai hoặc lên cổng phía Đông có 108 bậc dẫn lên chùa Linh Ứng, đa số mọi người đều lên núi theo cổng phía Tây và đi xuống bằng cổng phía Đông.

Đặc biệt, khi đến đây bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hai linh vật cổ quý hiếm là tấm bia Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật tại động Hoa Nghiêm và kim bài hình quả tim lửa có bút tích của vua Minh Mạng thời bấy giờ.

Hỏa Sơn

Hỏa Sơn là hòn núi đá thấp, nhỏ nhất so với 4 ngọn còn lại, tọa lạc về phía Nam tại Ngũ Hành Sơn, bao gồm hai ngọn tách rời nhau nhưng có chung một chân đá, ngọn cao hơn là Dương Hỏa Sơn và ngọn thấp hơn là Âm Hỏa Sơn.

Ngọn Âm Hỏa Sơn nằm ở bờ sông Cổ Cò. Ngày xưa, người dân giao lưu buôn bán Đà Nẵng với phố cổ Hội An bằng đường thủy, ở đây có ngã ba sông, ghe thuyền buôn bán đi về tấp nập. Trên sườn núi phía Tây đối diện với ngọn Kim Sơn, ở độ cao tầm 30m bạn sẽ thấy có khắc ba chữ hán lớn “Dương Hỏa Sơn”.

Ở đây có ngôi chùa Phổ Đà Sơn, dưới chân núi Dương Hỏa Sơn là ngôi chùa Linh Sơn Tự và hang động Huyền Vi là một trong nhiều hang đẹp được xếp vào loại bậc nhất tại Ngũ Hành Sơn.

Thổ Sơn

Thổ Sơn là ngọn núi thấp nhất ở Ngũ Hành Sơn nhưng lại kéo dài nhất, có hình dạng như một con rồng dài nằm trên bãi cát. Hiện tại nơi này vẫn còn lưu giữ dấu tích của kiến trúc Chăm Pa, dưới chân núi Thổ Sơn là chùa Long Hoa và Huệ Quang.

Đây là ngọn núi phía Tây Bắc Ngũ Hành Sơn, trải dài từ cao xuống thấp như hình dốc thẳng đứng, đỉnh cao nhất ở phía Bắc, vách đá dựng đứng và ít cây cối.

Điểm thấp nhất là phía Tây, sườn núi phía Đông Nam có một cái hang sâu khoảng 20m, lối vào hẹp chỉ đủ một người lách qua, có một đường thông lên cao gọi là hang Bồ Đề. Trong kháng chiến gọi là “Địa đạo núi đá Chồng”, đây là một địa đạo thiên nhiên, một cứ điểm bảo đảm an toàn trong mọi tình huống.

Năm 1947, giặc Pháp đem quân vây đánh vào hang, dùng rơm hun khói, nổ mìn lấp miệng hang nhưng quân ta vẫn bình tĩnh rút quân an toàn. Hang Bồ Đề được xem là địa đạo kiên cố nhất tại Ngũ Hành Sơn.

Các điểm đến hấp dẫn tại Ngũ Hành Sơn

Chùa Linh Ứng

Chùa Linh Ứng đã có tuổi đời gần 200 năm và nằm trên núi Thủy Sơn. Nơi đây được bao bọc bởi nhiều ngọn núi và có hệ thống tượng tháp ấn tượng. Chùa thờ Văn Thù Bồ Tát, Quán Thế Âm, Thích Ca Như Lai, Phổ Hiền Bồ Tát…

Mái ngói chùa lợp âm dương, trên nóc được trang trí hình “lưỡng Long chầu Nguyệt”. Bên phải là Quan Âm Các được xây trên hồ nước và các bảo tháp.

Động Âm Phủ

Động Âm Phủ là hang động nổi tiếng ở Ngũ Hành Sơn, được nhiều du khách ghé thăm. Ở phía trước hang, có một cây cầu gọi là Cầu Âm Dương. Bên trong động bạn sẽ thấy có hai bên là Thiên đường và Địa ngục.

Động Âm Phủ được chia thành 12 cửa, mỗi cửa được quản lý bởi một người đặc biệt. Khi đến đây, bạn sẽ thấy một bức tranh sống động về câu chuyện về Địa Ngục và cách con người sẽ bị trừng phạt sau khi chết. Sau khi bạn tham quan tại Địa ngục, bạn nhớ bước lên đường Thiên Đường để cảm nhận sự thay đổi từ một trạng thái sợ hãi sang một cảm giác mới.

Ngũ Hành Sơn
Mỗi ngọn núi tại Ngũ Hành Sơn có một màu đá riêng biệt.

Âm Phủ là một hang động rất được nhiều khách muốn vào tham quan, vì là nơi Diêm Vương xử tội với các truyền thuyết dân gian dựa theo phật tích ví dụ như Mục Kiều Liên tìm mẹ hoặc còn lại một số di tích Chàm rất có giá trị vào thế kỷ thứ X.

Làng đá non nước

Khi đến Làng đá non nước, bạn sẽ được đắm chìm vào thế giới nghệ thuật điêu khắc giữa các tác phẩm tuyệt mỹ được tạo ra bởi những nghệ nhân tài ba. Các tác phẩm tại đây bao gồm nhiều hình tượng khác nhau và được điêu khắc vô cùng tỉ mỉ và tinh xảo.

Ngoài những sản phẩm truyền thống, các nghệ nhân tại đây còn tạc các mô túyp phương Tây như các vị thân hay các danh nhân của Thế giới.

4 Lưu ý khi tham quan Ngũ Hành Sơn.

Đây là một số lưu ý khi tham quan Ngũ Hành Sơn mà bạn cần biết

  • Nếu trong đoàn có người lớn tuổi, bạn nên sử dụng thang máy ở cổng số 2 để tiết kiệm sức khỏe và tránh đường trơn trượt trong quá trình tham qua.
  • Đường đi trên núi Ngũ Hành Sơn chủ yếu là đường núi, nhiều bậc thang, có nhiều đoạn có rêu, dễ trơn trượt. Vì vậy, bạn nên mang các giày tiện di chuyển và đi lại cẩn thận.
  • Trong quá trình tham quan, sẽ có nhiều đồ lưu niệm độc đáo cùng với các tác phẩm điêu khắc trên đá tinh xảo. Nếu muốn mua làm quà bạn nên thương lượng giá trước khi mua.
  • Để tận hưởng toàn bộ vẻ đẹp và giá trị lịch sử của Ngũ Hành Sơn, bạn có thể thuê một hướng dẫn hay người thuyết minh để tìm hiểu thêm về địa danh này.

Ngũ Hành Sơn ngày nay đã trở thành biểu tượng văn hóa của thành phố, là điểm tham quan nổi tiếng đối với khách du lịch trong nước và cả quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

Tin liên quan

Minh Hoàng 09/09/2024

Bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng: Một trong những bãi biển đẹp nhất thế giới

Được mệnh danh là một trong những bãi biển quyến rũ nhất thế giới, Bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng hấp dẫn du khách thập...

5/5 - (1 bình chọn)
Nguyễn Huyền Ni 15/09/2024

Cầu Vàng: Biểu tượng kiến trúc ấn tượng tại Đà Nẵng

Cầu Vàng là một kiệt tác kiến trúc tại Đà Nẵng, với thiết kế ấn tượng và vị trí tuyệt đẹp trên đỉnh Bà Nà...

5/5 - (1 bình chọn)
Hà Quốc Tấn 10/09/2024

Bán Đảo Sơn Trà: Viên ngọc xanh giữa lòng Đà Nẵng

Bán Đảo Sơn Trà đến nay đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua khi đặt chân đến Đà...

5/5 - (1 bình chọn)
Long Giang 11/09/2024

Đèo Hải Vân: Chuyến hành trình qua “Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan”

Đèo Hải Vân - 1 trong 15 cung đường đèo ngoạn mục và hùng vĩ nhất Việt Nam, được mệnh danh là Thiên Hạ Đệ...

5/5 - (2 bình chọn)

Nền tảng đánh giá xếp hạng minh bạch nhất ở Đà Nẵng

Hàng ngàn cơ sở kinh doanh dịch vụ, sản phẩm tại Đà Nẵng được cộng đồng Reviewer trải nghiệm và bình luận khách quan, minh bạch, chi tiết nhất.

HelloDaNang có tiêu chuẩn cung cấp thông tin rõ ràng, là cầu nối giúp hàng triệu người dùng có được lựa chọn sử dụng dịch vụ, sản phẩm tốt nhất!

icon Facebook icon linkedin icon tiktok
Đăng tải thông tin hoàn toàn MIỄN PHÍ!

DMCA.com Protection Status © Bản quyền 2024 HelloDaNang.vn | Cookies - Chính Sách - Điều Khoản - Chính sách quảng cáo