Cố Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nói “Lịch sử là dòng chảy liên tục, là sợi dây kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai. Không có lịch sử, chúng ta không thể hiểu đúng hiện tại và không thể định hướng được tương lai.” Thật vậy, khi nhắc đến Hải Châu trong trái tim tôi là dấu ấn lịch sử và một di tích lịch sử nơi lưu giữ những giá trị quý báu của ông cha ta đã truyền lại mà tôi rất tự hào là Đình Nại Nam – nơi kết tinh lịch sử và văn hóa Đà Nẵng.
Tôi đã được nhiều lần đến Đình Nại Nam cùng với nhiều anh chị em đồng nghiệp thân thương tại ngôi trường mà tôi đang công tác, trường Tiểu học Phan Đăng Lưu, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng để cùng ôn lại những giá trị lịch sử, những tháng ngày gian khổ nhưng oanh liệt của dân tộc ta.
Đình Nại Nam, tọa lạc tại phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, là một trong những ngôi đình cổ có giá trị lịch sử và văn hóa đặc sắc. Đình không chỉ là nơi thờ cúng các vị thần, các bậc tiền nhân đã khai khẩn đất đai, lập làng, mà còn là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc.
Được xây dựng vào thế kỷ XIX, Đình Nại Nam đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm cùng với sự phát triển của Đà Nẵng, trở thành biểu tượng không chỉ về văn hóa tâm linh mà còn về tinh thần yêu nước của nhân dân nơi đây. Ngôi đình với vẻ ngoài mộc mạc, giản dị đã che chở cho nhiều thế hệ chiến sĩ cách mạng, trở thành biểu tượng cho sự kiên cường và bất khuất của dân tộc.
Ngày nay, mặc dù xã hội đã thay đổi và phát triển, nhưng ngôi đình vẫn giữ được vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa địa phương, nơi mà mỗi khi bước chân đến, người ta như được trở về với cội nguồn của mình. Mỗi khi ghé thăm Đình Nại Nam, trong lòng tôi lại dâng trào những cảm xúc khó tả. Đứng trước ngôi đình cổ kính, tôi như nghe thấy âm vang của lịch sử. Từng viên ngói, từng cây cột của ngôi đình như chứa đựng trong mình những câu chuyện về một thời kỳ mà cả dân tộc đã đứng lên, đồng lòng đấu tranh cho độc lập tự do. Ngôi đình không chỉ là một công trình kiến trúc, mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước, của sức mạnh đoàn kết và niềm tự hào dân tộc.
Tôi không sinh ra tại mảnh đất này những có duyên được học tập, làm việc và lập gia đình tại vùng đất Hải Châu lịch sử này, tôi vô cùng tự hào và yêu quý nơi đây. Tôi cảm nhận rõ ràng hơn về trách nhiệm của mình đối với lịch sử và văn hóa quê hương. Đối với tôi, Đình Nại Nam là nơi hội tụ những giá trị cao đẹp nhất của quê hương, là ngọn đuốc soi đường cho thế hệ trẻ, giúp tôi hiểu rõ hơn về trách nhiệm bảo vệ và phát triển di sản mà các bậc tiền nhân đã để lại. Trong lòng tôi, Đình Nại Nam mãi mãi là niềm tự hào và là động lực để tôi cống hiến nhiều hơn cho sự phát triển của quê hương Đà Nẵng.
Trích dẫn chia sẻ của cô Nguyễn Thị Huệ Chi đoàn Trường tiểu học Phan Đăng Lưu
Nếu bạn là một trong những tín đồ của văn hóa lịch sử, thích khám phá những điểm đến xưa cũ thì đình Đại Nam thật sự là một trong những điểm đến thú vị nhất. Đây cũng là nơi được liệt kê trong danh mục các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử ở Đà Nẵng đáng trải nghiệm.
Ấn tượng với du khách ngay từ khi bước vào đình là kiến trúc của khuôn viên bên ngoài. Được xây dựng từ thời nhà Nguyễn, vì vậy đình được thiết kế theo kiểu mái ngói âm dương, tường gạch. Nếu tinh tế hơn, bạn cũng có thể thấy việc trang trí mái đình được trau chuốt một cách cầu kỳ, vô cùng tinh tế. Du khách có thể dễ dàng quan sát thấy hình ảnh của Loan Phụng hòa vinh, Lường Long Chầu Nguyệt, Dơi ngầm đào… được thiết kế trên mái đình cổ xưa. Đây đều là những biểu tượng cho sự may mắn, điểm lành mà người xưa muốn gửi gắm với thế hệ hôm nay.
Du khách đến với đình Đại Nam có thể nhận thấy ngôi đền này được thiết kế theo đúng kiến trúc đặc trưng của đình làng xưa tại Việt Nam. Cụ thể đó là kiểu kiến trúc 3 gian 2 chái. Phòng to nhất nằm ở khu vực chính điện với chiều dài và chiều rộng lần lượt là 11.7m và 7.9m. Đi qua căn phòng này sẽ đến một phòng phía sau, có chiều dài, rộng là 4.1m và 3.9m. Thiết kế tinh tế bên trong của đình cho thấy được bàn tay khéo léo của người thợ chạm Kim Bồng thời xa xưa.
Đầu hồi gây ấn tượng với du khách bởi những nét chạm khắc cầu kỳ, tinh tế, kèm theo đó là bức tranh bát bảo đạo nho, cá chép hóa rồng đặc sắc. Dễ thu hút bên trong đình là hệ thống 20 cột được làm bằng gỗ mít, có chiều cao từ khoảng 2.5m đến 4.5m. Kết cấu của những ngôi đình này là kiểu “chồng rường – giả thủ” – một trong những kiểu thiết kế độc đáo của các công trình cổ xưa.
Đình Đại Nam chắc chắn sẽ là một trong những điểm đến khác biệt hơn so với nhiều điểm đến khác trong hành trình của bạn
Có thể bạn quan tâm
Nền tảng đánh giá xếp hạng minh bạch nhất ở Đà Nẵng
Hàng ngàn cơ sở kinh doanh dịch vụ, sản phẩm tại Đà Nẵng được cộng đồng Reviewer trải nghiệm và bình luận khách quan, minh bạch, chi tiết nhất.
HelloDaNang có tiêu chuẩn cung cấp thông tin rõ ràng, là cầu nối giúp hàng triệu người dùng có được lựa chọn sử dụng dịch vụ, sản phẩm tốt nhất!
© Bản quyền 2024 HelloDaNang.vn | Cookies - Chính Sách - Điều Khoản - Chính sách quảng cáo